Sáng ngày thứ 2 trong khoá tập huấn đồng bào cư sĩ Phật tử đã diễn ra chương trình thảo luận về những thuận lợi và khó khăn trong công tác hoằng pháp vùng dân tộc thiểu số. Đến chứng minh cho chương trình có sự tham dự Thượng toạ Thích Minh Thuận – Trưởng phân ban Hoằng pháp ĐBDTTS; Thượng toạ Thích Minh Hiền – Phó trưởng phân ban Hoằng pháp ĐBDTTS; Thượng toạ Thích Thanh Trung – Phó trưởng phân ban Hoằng pháp ĐBDTTS ; Đại đức Thích Đạo Ngộ – Phó trưởng phân ban Hoằng pháp ĐBDTTS; Đại đức Thích Nhuận Thanh Phó trưởng phân ban Hoằng pháp ĐBDTTS; Đại đức Thích Chánh Thuần – Chánh Thư ký phân ban ĐBDTTS; Đại đức Thích Đạo Viên – Phó Thư ký phân ban ĐBDTTS cùng toàn thể quý Phật tử đại diện cho các ĐBDTTS trên 19 tỉnh thành thuộc khu vực phía Bắc
Trong chương trình Chư tôn đức đã lắng nghe những thuận lợi và khó khăn trong công tác Phật sự tại Tỉnh nhà của các Đại biểu ở đoàn vùng sâu vùng xa như: Bắc Cạn, Lạng Sơn, Cao Bằng, Sơn La…
Về mặt Thuận lợi:
Giáo lý nhà Phật rất gần với truyền thống văn hóa đạo đức, tín ngưỡng dân gian, cho nên người thôn quê rất dễ đón nhận, tạo ra duyên lành để tâm hồn họ trở thành mảnh đất màu mỡ cho hạt giống Bồ-đề nẩy mầm xanh lá.
Đội ngũ giảng sư luôn dấn thân trên tinh thần: “không nề gian lao, chẳng từ khó nhọc, nơi nào chúng sanh cần thì con đến, nơi nào chúng sanh muốn thì con đi”, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu nghe pháp của tất cả thính chúng.
Tuy thuận lợi như vậy, nhưng hoằng pháp ở vùng quê không ít những khó khăn nhất định.
– Vì tuổi cao, không tự điều khiển được phương tiện giao thông, cộng với đường quê có phần vắng vẻ, nên Phật tử “ngại” đi lại, nhất là khi đêm xuống, nếu không có lễ hội nào lớn, thì các sinh hoạt đạo tràng tại chùa thường rất ít người tham dự.
– Mặt khác, do ảnh hưởng mùa vụ nông nghiệp, nên số lượng Phật tử tham dự tại các đạo tràng cũng tăng giảm theo, đây là khó khăn khách quan ảnh hưởng không nhỏ đến việc hoằng pháp.
– Do trình độ văn hóa, dân trí thấp, lại tuổi cao, nên sự tiếp thu không được nhanh, nghe mà khó hiểu, khó nhớ, nên Phật tử chỉ thích những hoạt động tâm linh cúng kính thuần túy. Từ đó, quan niệm của người thôn quê cho rằng đến chùa là chỉ để lễ Phật, cầu nguyện, hoặc trị bệnh hay làm công quả kiếm phước… Còn vấn đề nghiên cứu học hỏi Phật pháp, bị xem là cao xa khó với, nên việc cung cấp kiến thức giáo lý cho họ là điều khó khăn
Cuối Chương trình Thượng Toạ Thích Minh Thuận đã động viên sách tấn Quý thầy cùng quý Phật tử trong phân ban hiện đang là đầu tàu lèo lái chánh Pháp đến gần với các đồng bào dân tộc đưa đạo vào đời, góp phần tốt đạo đẹp đời. Tuy nhiên mỗi vùng đều có những thuận lợi và khó khăn nhất định vì không phải ai trong cõi đời này cũng đủ phước duyên được cận kề Tam bảo, nếu như không có gieo căn lành từ trước. Đối với đồng bào Phật tử dân tộc, lam lũ quanh năm, ít khi có dịp được nghe giáo lý Phật đà, cho nên việc hoằng pháp ở những nơi đây thật là cần thiết.
Hình ảnh ghi nhận:
BTT Website
Tin liên quan
Đắk Nông: Toạ đàm về phương pháp hoằng pháp trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Sáng ngày 06/3/2025, tại Hội trường Trung tâm Hội nghị tỉnh Đăk Nông, chư Tôn
Đắk Nông: Khai mạc khóa Hoằng pháp dành cho Phật tử đồng bào dân tộc thiểu số khu vực Tây Nguyên mở rộng
Chiều ngày 05/3/2025 (nhằm ngày 06/2 năm Ất Tỵ), tại Trung tâm Hội nghị tỉnh
Đắk Nông: Công tác chuẩn bị khoá Hoằng Pháp dành cho đồng bào Phật tử khu vực Tây Nguyên mở rộng
Ngày 04/3/2025 (nhằm ngày 05/2 năm Ất Tỵ), trong những ngày vừa qua với sự
Trao học bổng tại Trường Cao đẳng Y tế Phú Thọ
Sáng 25/10, Trường Cao đẳng Y tế Phú Thọ tổ chức khai giảng năm học
Tặng quà Trung thu cho các em nhỏ tại huyện Đắk Song
Nhân chuyến công tác tại khu vực Tây Nguyên, hoà chung không khí chào đón
Đại lễ Vu lan Báo hiếu tại Chùa Linh Quang, huyện Thanh Thuỷ
Một mùa Vu Lan nữa lại về, những cánh hoa tâm bắt đầu đua nhau